Vào
ngày 14/10/1946 tại Luân Đôn, các đại biểu đến từ 25 quốc gia đã quyết định tạo ra một tổ chức quốc
tế để tạo điều kiện thống nhất về tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Tổ chức
Tiêu chuẩn Quốc tế được thành lập một năm sau đó
“Tiêu chuẩn và Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”
Standards and The fourth industrial revolution
Thông điệp Ngày tiêu chuẩn thế giới 14/10/2018
Từ năm 1970, ngày 14/10 hằng năm được chọn là Ngày Tiêu chuẩn Thế
giới nhằm tôn vinh những nỗ lực của hàng ngàn chuyên gia tự nguyện phát
triển các tiêu chuẩn chung trong các tổ chức phát
triển các tiêu chuẩn như: Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE)
và Lực lượng đặc
nhiệm Kỹ thuật mạng (IETF). Mục đích của Ngày Tiêu chuẩn Thế
giới là nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, ngành công nghiệp và người tiêu
dùng về tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa cho
nền kinh tế toàn cầu. Hàng năm, tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế sẽ đưa ra các thông
điệp dựa vào một khía cạnh hiện tại của tiêu chuẩn hóa.
Thông điệp của năm 2018 được ba tổ chức Tiêu
chuẩn hóa Quốc tế (ISO, IEC, ITU) thống nhất đưa ra là: “Tiêu chuẩn và cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”.
Cũng giống như hơn 250 năm trước, các tiêu
chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên. Giờ đây,
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng vai trò
quan trọng tương tự. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả
như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống
giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con
người và mọi thứ sẽ tác động đến phương thức sản xuất, giao dịch và giao tiếp
của chúng ta.
Trong thế kỷ XVIII, sự chuyển đổi từ thủ công
sang máy móc, thiết bị đã làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Ví dụ như để thay thế
các chi tiết trong một thiết bị và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện
chuyên dụng không thể thiếu tiêu chuẩn. Ngày nay, tiêu chuẩn vẫn đóng vai trò
không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi sang kỷ nguyên mới, tốc độ thay đổi
mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không thể có được nếu không có tiêu chuẩn.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người, đảm nhiệm những công việc
nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc kết nối kỹ thuật số sẽ luôn đi kèm
với lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm sẽ gia tăng khôn lường
bởi dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các
thiết bị,… Chính vì thế, Tiêu chuẩn quốc tế là một công cụ mạnh mẽ để bảo đảm
an toàn và giảm thiểu rủi ro. Tiêu chuẩn bảo mật giúp cho dữ liệu của chúng ta
an toàn hơn, ngăn chặn nạn tin tặc; tiêu chuẩn an toàn sẽ giúp cho việc tương
tác giữa robot và con người trở nên dễ dàng hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã diễn ra trên
phạm vi toàn cầu, nhưng để nắm bắt được hết tiềm năng của nó đối với sự tiến bộ
của xã hội loài người thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.